Cách xác định khách hàng mục tiêu

  -  

Để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong mỗi chiến dịch marketing thì việc xác định chính xác khách hàng là việc làm vô cùng quan trọng. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất, chìa khóa để mỗi doanh nghiệp tiếp cận gần đến sự thành công. Vậy khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!


Cách xác định chính xác khách hàng mục tiêu3 bước xác định khách hàng mục tiêuBước 3: Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu (lựa chọn khách hàng mục tiêu)

Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng nằm trong phân đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, có nhu cầu và có khả năng chi trả cho các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp.

Bạn đang xem: Cách xác định khách hàng mục tiêu

Nhóm đối tượng này phù hợp với những hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm của đơn vị và có nhu cầu trong việc tiếp cận và chi trả những sản phẩm, dịch vụ đó.

Theo cuốn Marketing căn bản của trường Đại học kinh tế Quốc Dân: “Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có nhu cầu và mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu marketing đã định”.

Trong đa số trường hợp các bạn có thể hiểu thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu là một. Việc xác định thị trường mục tiêu cũng là đang xác định khách hàng mục tiêu.

*
*
*
*
*
*
*
5 phương án lựa chọn khách hàng mục tiêu

Phương án 1: Chọn 1 đoạn duy nhất

Với cách này, doanh nghiệp quyết định chỉ phục vụ một đoạn thị trường duy nhất. Ví dụ như doanh nghiệp có thể chọn đoạn thị trường theo đặc tính của sản phẩm hoặc đặc tính của thị trường. Thông qua marketing tập trung doanh nghiệp sẽ giành được một vị trí vững chắc trong đoạn thị trường nhờ hiểu biết rõ hơn nhu cầu của đoạn thị trường đó.

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí chuyên môn hóa được sản xuất, phân phối và khuyến mãi. Phương án này phù hợp với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đoạn thị trường được chọn cần đảm bảo các điều kiện sau:

Có sẵn sự phù hợp tự nhiên giữa nhu cầu và sản phẩm của doanh nghiệpLà đoạn chưa có đối thủ cạnh tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh bỏ qua.Đoạn thị trường được chọn được coi là điểm xuất phát hợp lý, làm đà cho sự mở rộng kinh doanh tiếp theo.

Ưu điểm:

Cho phép doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh một vị trí vững chắc trên đoạn thị trường đó.Sản phẩm có đủ sự khác biệt đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng.Tiết kiệm chi phí kinh doanh nhờ chuyên môn hóa sản xuất.

Nhược điểm:

Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi cầu của đoạn thị trường được chọn thay đổi đột ngột hoặc bị các đối thủ cạnh tranh mạnh xâm nhập.Khó có khả năng mở rộng quy mô sản xuất.

Phương án 2: Lựa chọn một số đoạn thị trường đã chọn lọc

Doanh nghiệp có thể chọn một số đoạn thị trường, mỗi đoạn thị trường đều có sức hấp dẫn và phù hợp với những mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp đồng thời hứa hẹn những nguồn sinh lợi lớn.

Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít hoặc không có năng lực trong việc phối hợp các đoạn thị trường với nhau, nhưng từng đoạn đều chứa đựng những hứa hẹn về thành công kinh doanh.

Ưu điểm: Đa dạng hóa được rủi ro, khi một trong số các đoạn thị trường lựa chọn bị đe dọa bởi sự cạnh tranh gay gắt, sự hấp dẫn không còn nữa, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục kinh doanh ở những đoạn thị trường khác.

Xem thêm: Dùng Nghệ Sau Sinh Đúng Cách Dùng Nghệ Tươi Sau Sinh Hiệu Quả

Nhược điểm: Khi theo đuổi nhiều đoạn thị trường khác nhau, bằng những loại sản phẩm khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực kinh doanh tương đối lớn, đặc biệt là năng lực quản lý.

Phương án 3: Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường

Với cách lựa chọn khách hàng mục tiêu này, doanh nghiệp tập trung vào phục vụ những nhu cầu của một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau cho thị trường này.

Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp dễ tạo dựng danh tiếng trong một nhóm khách hàng. Đặc biệt khi thương hiệu của doanh nghiệp đã phổ biến, việc phát triển những sản phẩm mới cho nhóm khách hàng này sẽ trở nên hết sức thuận lợi.

Nhược điểm: Rủi ro khi sức mua của thị trường có biến động lớn, doanh nghiệp phải đối mặt với sự chuyển đổi không hề dễ dàng sang thị trường khác.

Phương án 4: Chuyên môn hóa theo sản phẩm

Doanh nghiệp sẽ sản xuất ra một sản phẩm có đặc tính nhất định để đáp ứng cho nhiều nhóm khách hàng mục tiêu.

Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tạo dựng hình ảnh, danh tiếng khi cung ứng một loại sản phẩm chuyên dụng.

Nhược điểm: Rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt với sự xuất hiện của các sản phẩm mới có đặc tính ưu thế hơn thay thế.

Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường

Với cách này, doanh nghiệp hướng đến việc phục vụ toàn thị trường với chiến lược marketing không phân biệt.

Phương án này thường được sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: kem đánh răng, bột giặt… Thông thường chỉ có doanh nghiệp lớn mới có khả năng áp dụng phương án này.

Ưu điểm: Thu được lợi nhuận tối đa từ thị trường.

Nhược điểm: Chi phí bỏ ra lớn, tốn kém, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực kinh doanh lớn và năng lực quản lý tốt.

Xem thêm: Cách Nghe Giọng Thật Của Mình, Cách Để Nhận Biết Khả Năng Ca Hát Của Bạn

Xác định khách hàng mục tiêu là cả một quá trình đòi hỏi doanh nghiệp phải biết đầu tư thời gian phân tích và tìm hiểu một cách nghiêm túc. Do vậy hãy xác định đúng nhóm đối tượng này để có kế hoạch phân bổ nguồn lực và chi phí cho thật phù hợp.

Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo dịch vụ Tư vấn chiến lược SEO cho doanh nghiệp của mình để có thể xác định khách hàng của mình đang tìm kiếm gì trên Google nhé!