Đổi Mới Phong Cách, Lề Lối Làm Việc Của Cán Bộ, Đảng Viên Hiện Nay

  -  
function FocusOnClick(e , objid){ var obj = document.getElementById(objid); if(!e) var e = window.event; var keyCode = e.keyCode ? e.keyCode : e.which; if(keyCode == 13) { obj.click(); e.returnValue = false; }}//DHCallback control. Programming by Pham Duy (duy120779
yahoo.com)var ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_callbackArgs;function ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_DoCallback(args , id){ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_callbackArgs = args;var context = document.getElementById(id);PrepareForPost(true);WebForm_DoCallback("ctl02$chRight$DP81$PM81$dhPanel",args,ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_ClientCallback,context,null,false);}function ctl02_chRight_DP81_PM81_dhPanel_ClientCallback(result , context){if(context != null) context.innerHTML = result;}
Trang chủThời sựChính trị Nghị quyết và cuộc sống Tư tưởng Hồ Chí Minh Lý luận Thực tiễn Tổ chức Cán bộ Đảng viên Cơ sở đảng Diễn đàn Sự việc Ý kiến Sinh hoạt đảng Dân với Đảng Gương đảng viên Quốc tế
*
Liên kết websiteBáo Đảng Cộng SảnTC Cộng Sản----------------------------Quốc Hội----------------------------Bộ Ngoại Giao----------------------------Thông Tấn Xã Việt NamBáo Nhân DânQuân Đội Nhân DânQuê HươngBáo Lao ĐộngBáo Hà Nội MớiBáo SGGPVietnam NetThời Báo Kinh TếBáo Đầu TưTin NhanhBáo Bình ĐịnhBáo Người Lao ĐộngGiáo Dục Thời ĐạiTuần Báo Quốc TếBáo Khánh HòaBáo Đồng NaiVDC Media--------------------------------------------------------Thủ Đô Hà NộiTP Đà NẵngTP Hồ Chí MinhTP HuếTP Hải PhòngTP Vũng TàuBắc GiangBắc NinhBình DươngBình PhướcBình ThuậnQuãng NgãiCà MauCần ThơCao BằngĐồng NaiĐồng ThápHà GiangHà NamHòa BìnhLào CaiNghệ AnPhú YênQuảng NamTây NinhThái NguyênThanh HóaTP Hạ Long
Tạp chí Xây dựng Đảng số 10/2017

Phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên góp phần tạo nên lề lối làm việc của tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể. Khi cán bộ, đảng viên có biểu hiện tiêu cực trong phong cách, lề lối làm việc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, thậm chí suy giảm uy tín của Đảng, của tổ chức. Do đó sửa đổi phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên không đơn thuần là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cá nhân mà còn là đòi hỏi khách quan của quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhận thức rõ điều này, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quy định về “Phong cách, lề lối làm việc của ban tổ chức cấp ủy các cấp; tiêu chuẩn người cán bộ, công chức làm công tác tổ chức xây dựng đảng” nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức xây dựng đảng.

Bạn đang xem: đổi mới phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên hiện nay

Yêu cầu cấp thiết

Những năm gần đây, việc sửa đổi lề lối, phong cách làm việc được thực hiện đồng bộ, quyết liệt hơn trong toàn Đảng và hệ thống chính trị. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã xác định “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau... Trong 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra, có nhiều biểu hiện liên quan đến tác phong, lề lối làm việc như: Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng làm một nẻo; quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân, của đồng nghiệp... Hiện nay, không ít cấp ủy, tổ chức đảng vẫn xem nhẹ, buông lỏng việc uốn nắn, sửa đổi lề lối, phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên ở cơ quan, đơn vị mình.

Từ trước đến nay, công tác tổ chức xây dựng đảng, nhất là công tác cán bộ luôn có vai trò quan trọng, có ý nghĩa sống còn của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Hầu hết những sai lầm to nhỏ đều bắt nguồn từ công tác cán bộ, từ khâu đánh giá, bố trí cán bộ. Thực tế cho thấy, thời gian qua, chỉ cần một cán bộ tham nhũng, gây phiền hà, thiếu tôn trọng quần chúng thì đều có thể ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, nhất là trong điều kiện phát triển nhanh của mạng xã hội. Vì thế, cần phải cẩn trọng trong việc tạo ra, duy trì lề lối, phong cách làm việc đúng đắn, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên.

Đổi mới lề lối làm việc không đơn thuần đồng nghĩa với việc chỉ tập trung sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, mà nó là cả quá trình “làm mới chính mình”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Đã tình nguyện vào một đảng vì dân vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu”. Những cán bộ, đảng viên có tác phong công tác phù hợp, được tổ chức, nhân dân ghi nhận vẫn phải luôn có ý thức, trách nhiệm hoàn thiện lề lối làm việc của mình cho phù hợp với tình hình và đối tượng công việc. Mục tiêu của việc sửa đổi lối làm việc không chỉ để hoàn thiện bản thân, mà quan trọng hơn là góp phần xây dựng tổ chức, cơ quan, đơn vị vững mạnh. Trên thực tế, ở đâu cán bộ dân chủ, thân ái với đồng nghiệp; tôn trọng, gần gũi với nhân dân thì ở đó cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và quần chúng nhân dân yêu Đảng, tin tưởng vào bộ máy công quyền. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự suy thoái về đạo đức, sự phai nhạt về lý tưởng đang trở thành vấn đề đáng lo ngại thì việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của ban tổ chức cấp ủy các cấp càng bức thiết hơn bao giờ hết.

Vì thế, lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ đạo xây dựng quy định về phong cách, lề lối làm việc của ban tổ chức cấp ủy các cấp và xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức làm công tác tổ chức xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sáng, gương mẫu, tinh thông.

Nội dung cơ bản của quy định

Quy chế được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng, vào đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời có vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với việc tổ chức hội thảo, dự thảo được gửi lấy ý kiến đóng góp của các ban tổ chức tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ban Tổ chức Trung ương. Phong cách, lề lối làm việc của ban tổ chức cấp ủy các cấp gồm 5 tiêu chí sau:

1. Gương mẫu trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan trong sáng, gương mẫu, tinh thông.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Viết Báo Cáo Tổng Kết Năm Của Doanh Nghiệp, Kỹ Năng Viết Báo Cáo

2. Giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.

3. Tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; coi trọng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để tham mưu tổng thể về công tác tổ chức xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị bảo đảm tính lý luận, khoa học và căn cứ pháp lý, thực tiễn sâu sắc.

4. Tích cực cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành; thực hiện “4 hóa”: hạt nhân hóa lãnh đạo; chuẩn hóa văn bản pháp quy; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tự động hóa trong vận hành và tổ chức thực hiện.

5. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết công việc kịp thời, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chia Sẻ Công Khai Trên Facebook (Cập Nhật 2021)

Tiêu chí đầu tiên của Quy định nhấn mạnh vào cụm từ “trong sáng, gương mẫu, tinh thông”. Trong sáng nghĩa là người cán bộ, đảng viên của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng phải có tư cách đạo đức người cán bộ cách mạng, giữ được bản sắc tốt đẹp của Đảng, của dân tộc không chút vẩn đục, không pha tạp. Gương mẫu là người cán bộ Ngành Tổ chức phải được coi là tấm gương, mẫu mực để người khác noi theo. Tinh thông là hiểu biết tường tận, thấu đáo và có khả năng vận dụng thành thạo nghiệp vụ cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Như vậy, tiêu chí đầu tiên đã bao gồm cả những yêu cầu về nghiệp vụ lẫn phạm trù đạo đức đối với những người làm công tác tổ chức xây dựng đảng. Trong tiêu chí thứ hai và thứ ba, yêu cầu người cán bộ ban tổ chức cấp ủy các cấp phải hành động quyết liệt và hiệu quả, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược. Công tác tổ chức xây dựng đảng liên quan đến vấn đề sống còn của Đảng nên người làm công tác này phải bảo đảm có những yếu tố ấy. Nếu trong hành động không quyết liệt, không có chính kiến, không có những quyết định dứt khoát, mạnh mẽ thì hiệu quả công việc không cao. Đặc biệt nhấn mạnh, đề cao tư duy và tầm nhìn chiến lược, có kiến thức sâu rộng, toàn diện về khoa học xã hội, về xây dựng Đảng. Là công tác liên quan đến con người, tổ chức, bộ máy nên những yếu tố này là cực kỳ cần thiết hơn bao giờ hết.

Để hoàn thành được sứ mệnh, nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao cho người cán bộ tổ chức, trong thời đại ngày nay cần phải thực hiện “4 hóa” (hạt nhân hóa lãnh đạo, chuẩn hóa văn bản pháp quy, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tự động hóa trong vận hành và tổ chức thực hiện). Muốn làm tốt, hoàn thành được nhiệm vụ, ban tổ chức cấp ủy các cấp còn cần phải biết phối hợp một cách chặt chẽ, linh hoạt với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết công việc một cách kịp thời, minh bạch, hiệu quả. Nếu không phối hợp tốt sẽ dẫn tới tình trạng mạnh ngành nào ngành đó làm, không có sự thống nhất. Bên cạnh đó, cần phải coi trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để tham mưu tổng thể về công tác tổ chức xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị bảo đảm tính lý luận, khoa học và căn cứ pháp lý. Chính vì thế, công tác nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng hiện nay rất cần được các ban tổ chức cấp ủy coi trọng.

Xây dựng phong cách, lề lối làm việc của ban tổ chức cấp ủy các cấp chính là một khâu trong xây dựng và thực hành các chuẩn mực về tác phong làm việc, về đạo đức của người cán bộ, đảng viên Ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Việc đưa ra quy định về phong cách, lề lối làm việc của ban tổ chức cấp ủy các cấp chính là chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa Đảng, văn hóa người cán bộ, đảng viên, là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đây là công việc thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện tự giác, kiên trì của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cũng như sự quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng. Mấu chốt là phải xây dựng được một môi trường văn hóa, đạo đức của Ngành lành mạnh gắn với môi trường văn hóa, đạo đức của nhân dân.